TCVN 5308 - 1991 QUY PHẠM KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG XÂY DỰNG


BỘ XÂY DỰNG

Số 256 BXD/KHKT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà nội, ngày 31 tháng 12 năm 1990

 

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG

Về việc ban hành Tiêu chuẩn Việt nam

BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG

Căn cứ điều lệ về công tác tiêu chuẩn hoá ban hành kèm theo nghị định số 141 – HĐBT ngày 24-08-1982 của Hội đồng Bộ trưởng
Căn cứ Nghị định số 1940-KG ngày 19-10-1989 của Hội đồng Bộ trưởng về việc xét duyệt, ban hành các Tiêu chuẩn Việt nam về xây dựng cơ bản;
Xét đề nghị của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trong công văn số 2958/KTAT ngày 12-12-1990, đề nghị trình duyệt của đồng chí Vụ trưởng Vụ Khoa học kỹ thuật Bộ Xây dựng trong công văn số 103 BXD/KHKT ngày 28-12-1990

QUYẾT ĐỊNH
Điều 1:
Nay ban hành kèm theo Quyết định này 01 Tiêu chuẩn Việt nam : QUY PHẠM KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG XÂY DỰNG – TCVN 5308-91
Tiêu chuẩn này thay thế cho QPVN 14-79
Điều 2:
Tiêu chuẩn trên ban hành để chính thức áp dụng, có hiệu lực từ ngày 01-3-1991 và phải được nghiêm chỉnh chấp hành trong tất cả các ngành, các địa phương có liên quan.

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG

THỨ TRƯỞNG

NGUYỄN MẠNH KIỂM

                                                                                                         ĐÃ KÝ


Tiêu chuẩn này thay thế cho QPVN 14-79
Tiêu chuẩn này áp dụng chung cho tất cả các tổ chức quốc doanh và ngoài quốc doanh thuộc mọi ngành kinh tế có làm công tác xây dựng.
1. QUY ĐỊNH CHUNG

1-1. Quy phạm này quy định những yêu cầu về kỹ thuật an toàn lao động và áp dụng khi:
Lập luận chứng kinh tế kỹ thuật các công trình xây dựng;
Lập đề án thiết kế tổ chức xây dựng, thiết kế thi công các công trình xây dựng (dân dụng và công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện) trong các trường hợp xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, sửa chữa hoặc phá dỡ;
Tiến hành thi công các công trình xây dựng
1-2. Ngoài những yêu cầu trong quy phạm này, khi thiết kế và thi công còn phải tuân theo các quy phạm, tiêu chuẩn hiện hành có liên quan đến an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống cháy.
1-3. Khi chưa có đầy đủ các hồ sơ (tài liệu) thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công thì không được phép thi công. Trong các tài liệu đó phải thể hiện các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng cháy chống cháy.
1-4. Lãnh đạo các đơn vị thi công: Giám đốc, đội trưởng, tổ trưởng sản xuất, trưởng các phòng ban, cán bộ chuyên trách an toàn lao động, phải thực hiện đầy đủ và đúng đắn chế độ trách nhiệm về bảo hộ lao động theo quy định hiện hành.
1-5. Trách nhiệm về việc thực hiện các yêu cầu an toàn khi sử dụng máy (dụng cụ, thiết bị thi công) kể cả phương tiện bảo vệ tập thể và bảo vệ cá nhân cho những người làm việc quy định như sau:
Tình trạng kỹ thuật của máy và phương tiện bảo vệ thuộc trách nhiệm của đơn vị quản lý chúng;
Việc huấn luyện và hướng dẫn về an toàn lao động thuộc trách nhiệm của đơn vị quản lý người làm việc;
Việc tuân theo các yêu cầu về bảo hộ lao động khi thi công thuộc trách nhiệm của đơn vị tiến hành công việc.
1-6. Trên một công trường, nếu có nhiều đơn vị cùng phối hợp thi công thì đơn vị phụ trách thi công chính tổng B phải phối hợp với các đơn vị thi công khác đề ra những biện pháp bảo đảm an toàn lao động chung và phải cùng nhau thực hiện. Những nơi thi công xen kẽ nhiều đơn vị thì phải thành lập ban giám sát an toàn chung để kiểm tra việc thực hiện.
1-7. Khi thi công tại địa điểm của một cơ sở đang hoạt động thì giám đốc các đơn vị xây lắp phải cùng với thủ trưởng đơn vị xơ sở đề ra các biện pháp bảo đảm an toàn chung. Các bê phải thực hiện đầy đủ và kịp thời những biện pháp an toàn chung thuộc phạm vi trách nhiệm của đơn vị mình.
1-8. Công nhân làm việc trên công trường phải có đầy đủ các tiêu chuẩn sau:
a) Đủ tuổi theo quy định của Nhà nước đối với từng loại ngành nghề.
b) Có giấy chứng nhận bảo đảm sức khoẻ, theo yêu cầu nghề đó do cơ quan y tế cấp. Định kỳ hàng năm phải kiểm tra sức khoẻ ít nhất một lần. Trường hợp phải làm việc trên cao, dưới nước, trong hầm kín hoặc nơi nóng, bụi, độc hại phải có chế độ kiểm tra sức khoẻ riêng do cơ quan y tế quy định. Không được bố trị phụ nữ có thai, có con nhỏ dưới 9 tháng, người có các bện (đau tim, tai điếc, mắt kém...) hoặc trẻ em dưới 18 tuổi làm các việc nói trên.
c) Có giấy chứng nhận đã học tập và kiểm tra đạt yêu cầu về an toàn lao động phù hợp với từng ngành, nghề do giám đốc đơn vị xác nhận.
d) Đã được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp với điều kiện làm việc theo chế độ quy định
1-9. Công nhân tạm tuyển và học sinh học nghề phải có đủ tiêu chuẩn như quy định ở điều 1-8, Giám đốc xí nghiệp có trách nhiệm:
Quy định người hướng dẫn và giám sát về an toàn một cách chặt chẽ;
Kiểm tra việc cung cấp các phương tiện bảo vệ cá nhân đúng chế độ quy định. Riêng đối với những người tham gia lao động công ích, hoặc khách tham quan phải được phổ biến nội quy an toàn và có người hướng dẫn
1-10.Cấm uống rượu trước và trong quá trình làm việc. Khi làm việc trên cao, dưới hầm sâu hoặc nơi dễ bị nguy hiểm cấm uống rượu, bia và hút thuốc. Công nhân làm việc trên cao và dưới hầm sâu phải có túi đựng dụng cụ đồ nghề. Cấm vứt, ném các loại dụng cụ, đồ nghề hoặc bất cứ vật gì từ trên cao xuống.
1-11.Chỉ những công nhân biết bơi mới được làm việc trên sông nước và phải được trang bị đầy đủ thuyền, phao và các dụng cụ cấp cứu cần thiết khác theo đúng chế độ quy định.
Đối với thợ lặn phải thực hiện đầy đủ các quy định về chế độ làm việc, bồi dưỡng và bảo vệ sức khoẻ
Tất cả thuyền, phao và các dụng cụ cấp cứu khác phải được kiểm tra để bảo đảm chất lượng trước khi đem sử dụng.
1-12.Công nhân làm việc trên công trường phải sử dụng đúng đắn các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được cấp phát; không được đi dép lê hay đi guốc và phải mặc quần áo gọn gàng.
1-13.Lãnh đạo các đơn vị thi công phải thực hiện chế độ sử dụng lao động nữ theo đúng các quy định tại Thông tư 09 ngày 29/08/1996 của Liên Bộ Lao động – Y tế
1-14.Khi làm việc từ độ cao 2m trở lên hoặc chưa đến độ cao đó, nhưng dưới chỗ làm việc có các vật chướng ngại nguy hiểm thì phải trang bị dây an toàn cho công nhân hoặc lưới bảo vệ nếu không làm được sàn thao tác có lan can an toàn.
Cán bộ kỹ thuật thi công phải hướng dẫn cách móc dây an toàn cho công nhân. Không cho phép công nhân làm việc khi chưa đeo dây an toàn.
1-15.Không được thi công cùng một lúc ở hai hoặc nhiều tầng trên một phương thẳng đứng nếu không có thiết bị bảo vệ an toàn cho người làm việc ở dưới.
1-16.Không được làm việc trên giàn giáo, ống khói, đài nước, cột điện, trụ hoặc dầm cầu, mái nhà hai tầng trở lên v.v... Khi trời tối, lúc mưa to, giông, bão hoặc có gió từ cấp 5 trở lên.
1-17.Sau mỗi đợt mưa bão, có gió lớn hoặc sau khi ngừng thi công nhiều ngày liền phải kiểm tra lại các điều kiện an toàn trước khi thi công tiếp, nhất là những nơi nguy hiểm có khả năng xảy ra tai nạn.
1-18.Làm việc dưới các giếng sâu, hầm ngầm, trong các thùng kín phải có đủ biện pháp và phương tiện để phòng khí độc hoặc sập lở. Trước và trong quá trình làm việc phải có chế độ kiểm tra chặt chẽ và có người trực bên ngoài nhằm bảo đảm liên lạc thường xuyên giữa bên trong và bên ngoài và kịp thời cấp cứu khi xảy ra tai nạn.
1-19.Trên công trường phải bố trí hệ thống đèn chiếu sáng đầy đủ trên các tuyến đường giao thông đi lại và các khu vực đang thi công về ban đêm. Không cho phép làm việc ở những chỗ không được chiếu sáng.
1-20.Khi thi công trên những công trình cao phải có hệ thống chống sét theo các quy định hiện hành.
1-21.Trên công trường phải có đủ các công trình phục vụ các nhu cầu về sinh hoạt, vệ sinh cho cán bộ công nhân như:Trạm xá, nhà ăn, nhà nghỉ giữa ca, lán trú mưa nắng, nơi tắm rửa, vệ sinh đại tiểu tiện, vệ sinh kinh nguyệt v.v...
1-22.Phải cung cấp đủ nước uống cho những người làm việc trên công trường. Nước uống phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh. Thùng đựng nước phải có nắp đậy kín, có vòi vặn, hoặc gáo múc riêng. Có dụng cụ để uống.
1-23.Trong quá trình thi công xây dựng giám đốc xí nghiệp phải chỉ đạo thực hiện các biện pháp cải thiện điều kiện lao động cho công nhân, giảm nhẹ các khâu lao động thủ công nặng nhọc, ngăn ngừa, hạn chế các yếu tố độc hại gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ hoặc gây ra các bệnh nghề nghiệp.
1-24.Cán bộ, công nhân làm việc trong những điều kiện chịu ảnh hưởng của các yếu tố độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép phải được bồi dưỡng tại chỗ bằng hiện vật theo đúng chế độ hiện hành.
1-25.Công trường phải có sổ nhật ký an toàn lao động và ghi đầy đủ tình hình sự cố, tai nạn, biện pháp khắc phục và xử lý trong quá trình thi công, các kiến nghị về BHLĐ của cán bộ an toàn lao động, đoàn thanh tra an toàn và biện pháp giải quyết của người chỉ huy công trường thực hiện đúng đắn chế độ thống kê báo cáo phân tích tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

2. TỔ CHỨC MẶT BẰNG CÔNG TRƯỜNG

2-1. Yêu cầu chung
2-1.1. Xung quanh khu vực công trường phải rào ngăn và bố trí trạm gác không cho người không có nhiệm vụ ra vào công trường. Trường hợp có đường giao thông công cộng chạy qua công trường thì có thể mở đường (sau khi được cơ quan hữu quan và địa phương đồng ý) Nếu không mở được đường khác thì phải có biển báo ở hai đầu đoạn đường chạy qua công trường để các phương tiện giao thông qua lại giảm tốc độ.
2-1.2. Ở mỗi công trường phải có bản vẽ tổng mặt bằng thi công trong đó phải thể hiện:
Vị trí công trình chính, phụ và tạm thời;
Vị trí các xưởng gia công, kho tàng, nơi lắp ráp cấu kiện, máy thiết bị phục vụ thi công;
Khu vực nhà ở, nhà làm việc, nhà ăn và nhà vệ sinh của cán bộ công nhân;
Các tuyến đường đi lại, vận chuyển của các phương tiện cơ giới và thủ công;
Hệ thống các công trình cấp năng lượng, nước phục vụ thi công và sinh hoạt.
2-1.3. Trên mặt bằng công trường và các khu vực thi công phải có hệ thống thoát nước bảo đảm mặt bằng thi công khô ráo sạch sẽ. Không để đọng nước trên mặt đường hoặc để nước chảy vào hố móng công trình.
Những công trình ở gần biển, sông suối, phải có phương án phòng chống lũ lụt
Đối với các công trường xây dựng đập nước, trạm bơm, trạm thuỷ điện... mà lượng nước ngầm lớn phải có đê quai chắc chắn và phải có biện pháp thoát nước bảo đảm an toàn trong mọi tình huống.
2-1.4. Các công trình phụ trợ phát sinh các yếu tố độc hại phải bố trí ở cuối hướng gió và phải bảo đảm khoảng cách đến nơi ở của cán bộ công nhân công trường và dân cư địa phương theo đúng quy định của Bản điều lệ vệ sinh do Bộ Y tế ban hành.
2-1.5. Mặt bằng khu vực đang thi công phải gọn gàng ngăn nắp, vệ sinh; Vật liệu thải và các vật chướng ngại phải được dọn sạch.
2-1.6. Những giếng, hầm, hố trên mặt bằng và những lỗ trống trên các sàn tầng các công trình phải được đậy kín đảm bảo an toàn cho người đi lại hoặc rào ngăn chắc chắn.
Những đường hào, hố móng nằm gần đường giao thông, phải có rào chắn cao 1m, ban đêm phải có đèn đỏ báo hiệu.
2-1.7. Khi chuyển vật liệu thừa, vật liệu thải từ trên cao (trên 3m) xuống phải có máng trượt hoặc các thiết bị nâng hạ khác. Miệng dưới máng trượt đặt cách mặt đất không quá 1m. Không được đổ vật liệu thừa, thải từ trên cao xuống khi khu bên dưới chưa rào chắn, chưa đặt biển báo và chưa có người cảnh giới.
2-1.8. Những vùng nguy hiểm do vật có thể rơi tự do từ trên cao xuống phải được rào chắn, đặt biển báo, hoặc làm mái che bảo vệ. Giới hạn của vùng nguy hiểm này được xác định theo bảng 1
Độ cao có thể rơi các vật
(m)
Giới hạn vùng nguy hiểm (m)
Đối với nhà đang xây dựng (tính từ chu vi ngoài)
Đối với khu vực di chuyển tải (tính từ hình chiếu bằng theo kích thước lớn nhất của tải di chuyển khi rơi)

Đến 20

Trên 20 đến 70

70 – 120

120 – 200

200 – 300

300 - 450

5

7

10

15

20

25

7

10

15

20

25

30



2-1.9. Khu vực đang tháo dỡ ván khuôn, dàn giáo, công trình cũ; nơi lắp ráp các bộ phận kết cấu của công trình, nơi lắp ráp của máy móc và thiết bị lớn; khu vực có khí độc; chỗ có các đường giao thông cắt nhau...phải có rào chắn hoặc biển báo (kết cấu của rào chắn phải phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn về hàng rào công trường và các khu vực thi công xây lắp) hiện hành. Ban đêm phải có đèn đỏ báo hiệu.
2-2. Đường đi lại vận chuyển
2-2.1. Tại các đầu mối giao thông trên công trường phải có sơ đồ chỉ dẫn rõ ràng từng tuyến đường cho các phương tiện vận tải cơ giới, thủ công. Trên các tuyến đường của công trường phải đặt hệ thống biển báo giao thông đúng với các quy định của luật an toàn giao thông hiện hành của Bộ Giao thông vận tải.
2-2.2. Đường vận chuyển cắt qua các hố rãnh phải:
Lát ván dày 5cm (khi hố rãnh có chiều rộng nhỏ hơn 1,5m và dùng phương tiến thủ công để vận chuyển). Đầu ván phải gối lên thành đất liền của bờ hố rãnh ít nhất là 50cm, và có cọc giữa giữ chắc chắn;
Làm cầu, hoặc cống theo thiết kế (khi hố rãnh có chiều rộng lớn hơn 1,5m hoặc chiều rộng nhỏ hơn 1,5m nhưng dùng phương tiện cơ giới vận chuyển)
2-2.3. Chiều rộng đường ô tô tối thiểu là 3,5m khi chạy 1 chiều và rộng 6m khi xe chạy 2 chiều. Bán kính vòng tối thiểu là 10m.
2-2.4. Chỗ giao nhau giữa đường sắt và đường ô tô phải làm nền liền, có ray áp đặt ở cùng độ cao ngang với đỉnh ray. Chiều rộng đường ô tô ở chỗ giao nhau với đường sắt tối thiểu là 4,5m. Hai đoạn đường ô tô ở hai bên giao cắt với đường sắt trong khoảng 25m phải lát đá. Độ dốc đoạn đường ô tô đến chỗ giao nhau với đường sắt không vượt quá 5%
Chế độ đặt biển báo, đặt trạm gác phải theo đúng quy định của Bộ giao thông vận tải.
2-2.5. Khi phải bố trí đường vận chuyển qua dưới những vị trí, công trình đang có bộ phận thi công bên trên hoặc các bộ phận máy, thiết bị đang vận hành bên trên thì phải làm sàn bảo vệ bên dưới.
2-2.6. Đường hoặc cầu cho công nhân vận chuyển nguyên vật liệu lên cao, không được dốc quá 30% và phải tạo thành bậc. Tại các vị trí cao và nguy hiểm phải có lan can bảo vệ.
2-2.7. Các lối đi vào nhà hoặc công trình đang thi công ở tầng trên phải là những hành lang kín, kích thước mặt cắt sao cho phù hợp với mật độ người và thiết bị dụng cụ thi công phải chuyển qua hành lang
2-2.8. Đường dây điện bọc cao su đi qua đường vận chuyển phải mắc lên cao hoặc luồn vào ống bảo vệ được chôn sâu dưới mặt đất ít nhất là 30cm
2-3. Xếp đặt nguyên vật liệu, nhiên liệu, cấu kiện và thiết bị.
2-3.1. Kho bãi để sắp xếp và bảo quản nguyên vật liệu, cấu kiện, thiết bị phải được định trước trên mặt bằng công trường với số lượng cần thiết cho thi công. Địa điểm các khu vực này phải thuận tiện cho việc vận chuyển và bốc dỡ.
Không được sắp xếp bất kỳ một vật gì vào những bộ phận công trình chưa ổn định hoặc không đảm bảo vững chắc.
2-3.2. Trong các kho bãi chứa nguyên vật liệu, nhiên liệu, cấu kiện, thiết bị phải có đường vận chuyển. Chiều rộng, của đường phải phù hợp với kích thước của các phương tiện vận chuyển và thiết bị bốc xếp.
Giữa các chồng vật liệu phải chừa lối đi lại cho người, rộng ít nhất là 1m.
2-3.3. Nguyên vật liệu, nhiên liệu, cấu kiện, thiết bị phải đặt cách xa đường ô tô, đường sắt, đường cần trục ít nhất là 2m tính từ mép đường gần nhất tới mép ngoài cùng của vật liệu (phía gần đường). Cần xếp đặt hàng trên các tuyến đường qua lại
2-3.4. Vật liệu rời, (cát, đá dăm, sỏi, xỉ v.v...) đổ thành bãi nhưng phải đảm bảo sự ổn định của mái dốc tự nhiên.
2-3.5. Vật liệu dạng bột (xi măng, thạch cao, vôi bột v.v...) phải đóng bao hoặc chứa trong thùng kín, xi lô, bunke... đồng thời phải có biện pháp chống bụi khi xếp dỡ. Đối với các thùng lớn chứa vật liệu dạng bột phải có nắp hoặc lưới bảo vệ; chỉ cho phép công nhân vào trong các xilô và bunke khi có cán bộ kỹ thuật thi công hướng dẫn và giám sát và phải có các trang bị chuyên dùng cho công nhân... để đảm bảo an toàn như tời kéo, dây an toàn...Bên trong thùng phải được chiếu sáng đầy đủ. Khi có người làm việc trong các kho lớn, kín phải có người ở ngoài theo dõi.
2-3.6. Các nguyên vật liệu lỏng và dễ cháy (xăng, dầu, mỡ, v.v...) phải bảo quản trong kho riêng theo đúng các quy định phòng chống cháy hiện hành.
2-3.7. Các loại a xít phải đựng trong các bình kín làm bằng sứ hoặc thuỷ tinh chịu a xít và phải để trong các phòng riêng có thông gió tốt. Các bình chứa a xít không được xếp chồng lên nhau. Mỗi bình có nhãn hiệu ghi rõ loại a xít, ngày sản xuất.
2-3.8. Các chất độc hại, vật liệu nổ, các thiết bị chịu áp lực phải bảo quản, vận chuyển và sử dụng theo các quy phạm kỹ thuật an toàn hoá chất, vật liệu nổ và thiết bị áp lực hiện hành.
2-3.9. Khi sắp xếp nguyên vật liệu trên các bờ hào hố sâu phải tính toán khoảng cách theo quy định của mục 12 quy phạm này.
2-3.10. Đá hộc, gạch lát, ngói xếp thành từng ô vuông không cao quá 1m. Gạch xây xếp nằm không cao quá 25 hàng
2-3.11. Các tấm sàn, tấm mái xếp thành chồng không được cao quá 2,5m kể cả chiều dày các lớp đệm lót.
Tấm tường phải xếp giữa ở các khung đỡ để thẳng đứng hoặc các giá chữ A. Tấm vách ngăn chỉ được để trong các khung giá theo vị trí thẳng đứng.
2-3.12. Các khối móng, khối tường hầm, các khối và tấm kỹ thuật vệ sinh, thông gió, khối ống thải rác... xếp thành chồng nhưng không cao quá 2,5m kể cả chiều dày các lớp đệm lót
2-3.13. Cột và xà xếp thành chồng cao không quá 2m kể cả các lớp đệm lót. Dầm xếp 1 hàng theo vị trí làm việc của chúng có gỗ lót đặt cách nhau không quá 1/5 chiều dài dầm để từ 2 đầu dầm.
2-3.14. Các loại khối và tấm khác xếp thành từng chồng nhưng không cao quá 2,5m kể cả các lớp đệm.
2-3.15. Vật liệu cách nhiệt xếp thành chồng cao không quá 1,2m và được bảo quản ở trong kho kín, khô ráo.
2-3.16. Các loại ống thép có đường kính dưới 300mm xếp theo từng lớp nhưng không cao quá 2,5m và phải có cọc chống giữ chắc chắn.
Các loại ống thép có đường kính từ 300mm trở lên, các loại ống gang xếp thành từng lớp nhưng không cao quá 1,2m và phải có cọc chống giữ chắc chắn.
2-3.17. Thép tấm, thép hình, thép góc xếp thành từng chồng nhưng không cao quá 1,5m. Loại có kích thước nhỏ xếp lên các giá với chiều cao tương tự; Tải trọng thép xếp trên giá phải nhỏ hơn hoặc bằng tải trọng cho phép của giá đỡ.
2-3.18. Gỗ cây xếp thành từng chồng có kê ở dưới nhưng không cao quá 1,5m, chiều cao chồng gỗ phải nhỏ hơn chiều rộng và phải có cọc ghìm hai bên. Gỗ xẻ xếp thành từng chồng không cao quá ½ chiều rộng của chồng đó; nếu xếp xen kẽ ngang và dọc không cao quá chiều rộng của chồng đó, kể cả chiều dày các lớp đệm.
2-3.19. Kính đóng hòm đặt trong giá khung thẳng đứng. Chỉ xếp 1 lớp, không được chồng lên nhau.
2-3.20. Các thiết bị máy, bộ phận của máy chỉ được xếp 1 lớp

3. LẮP ĐẶT VÀ SỬ DỤNG ĐIỆN TRONG THI CÔNG

3-1. Khi lắp đặt, sử dụng, sửa chữa các thiết bị điện và mạng lưới điện thi công trên công trường, ngoài những quy định trong phần này còn phải theo các quy định trong tiêu chuẩn “ An toàn điện trong xây dựng” TCVN 4036-85
3-2. Công nhân điện cũng như công nhân vận hành các thiết bị điện phải được học tập, kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đạt yêu cầu về kỹ thuật an toàn điện. Công nhân điện làm việc ở khu vực nào trên công trường, phải nắm vững sơ đồ cung cấp điện của khu vực đó, công nhân trực điện ở các thiết bị điện có điện áp đến 1000 vôn phải có trình độ bậc 3 an toàn về điện trở lên.
3-3. Sử dụng điện trên công trường phải có sơ đồ mạng điện, có cầu dao chung và các cầu dao phân đoạn để có thể cắt điện toàn bộ hay từng khu vực công trình khi cần thiết. Điện động lực và điện chiếu sáng phải làm hai hệ thống riêng.
Việc lắp đặt và sử dụng mạng điện truyền thanh trên công trường phải theo quy định trong quy phạm kỹ thuật an toàn về thông tin truyền thanh hiện hành.
3-4. Các phần dẫn điện trần của các thiết bị điện (dây dẫn, thanh dẫn, tiếp điểm của cầu dao, cầu chẩy các cực của máy điện và dụng cụ điện...) phải được bọc kín bằng vật liệu cách điện hoặc đặt ở độ cao đảm bảo an toàn và thuận tiện cho việc thao tác.
Các đầu dây dẫn, cáp hở phải được cách điện, bọc kín, hoặc treo cao.
Đối với những bộ phận điện để hở theo yêu cầu trong thiết kế hoặc do yêu cầu của kết cấu, phải treo cao, rào chắn và treo biển báo hiệu.
3-5. Các dây dẫn phục vụ thi công ở từng khu vực công trình phải là dây có bọc cách điện. Các dây đó phải mắc trên cột hoặc giá đỡ chắc chắn và ở độ cao ít nhất là 2,5m đối với mặt bằng thi công và 5,0m đối với nơi có xe cộ qua lại. Các dây dẫn điện có độ cao dưới 2,5m kể từ mặt nền hoặc mặt sàn thao tác phải dùng dây cáp bọc cao su cách điện
Cáp điện dùng cho các máy trục di động phải được quấn trên tang hoặc trượt trên rãnh cáp. Cấm để chà xát cáp điện trên mặt bằng hoặc để xe cộ chèn qua lại hay các kết cấu khác đè lên cáp dẫn điện.
3-6. Các đèn chiếu sáng có điện thế lớn hơn 36 vôn phải treo cách mặt sàn thao tác ít nhất là 2,5m.
3-7. Cấm sử dụng các lưới điện, các cơ cấu phân phối các bảng điện và các nhánh riêng rẽ của chúng có trong quá trình lắp đặt để thay cho các mạng điện và các thiết bị điện tạm thời cần thiết cho sử dụng trên công trường. Cấm để dây dẫn điện thi công và các dây điện hàn tiếp xúc với các bộ phận dẫn điện của các kết cấu của công trình.
3-8. Các thiết bị điện, cáp, vật tiêu thụ điện v.v... ở trên công trường (không kể trong kho) đều phải được coi là điện áp, không phụ thuộc vào việc chúng đã mắc vào lưới điện hay chưa.
3-9. Các thiết bị đóng cắt điện dùng để đóng cắt lưới điện chung tổng hợp và các đường dây phân đoạn cấp điện cho từng khu vực trên công trình phải được quản lý chặt chẽ sao cho không có trách nhiệm không thể tự động đóng cắt điện.
Các cầu dao cấp điện cho từng thiết bị hoặc từng nhóm thiết bị phải có khoá chắc chắn.
Các thiết bị đóng cắt điện, cầu dao...phải đặt trong hộp kín, đặt nơi khô ráo, an toàn và thuận tiện cho thao tác và xử lý sự cố.
Khi cắt điện, phải bảo đảm sao cho các cầu dao hoặc các thiết bị cắt điện khác không thể tự đóng mạch. Trường hợp mất điện phải ngắt cầu dao để đề phòng các động cơ điện khởi động bất ngờ khi có điện trở lại
3-10. Phải có biện pháp để tránh hiện tượng đóng cắt nhầm đường dây, thiết bị điện.
Ổ phích cắm dùng cho thiết bị điện di động phải ghi rõ công suất lớn nhất của chúng. Cấu tạo của những ổ và phích này phải có tiếp điểm sao cho cực của dây bảo vệ (nối đất hoặc nối không) tiếp xúc trước so với dây pha khi đóng và ngược lại, đồng thời loại trừ được khả năng cắm nhầm tiếp điểm.
Công tắc điện trên các thiết bị lưu động (trừ các đèn lưu động) phải cắt được tất cả các pha và lắp ngay trên vỏ thiết bị đó. Cấm đặt công tắc trên dây di động.
3-11. Tất cả các thiết bị điện đều phải được bảo vệ ngắt mạch và quá tải. Các thiết bị bảo vệ (cầu chảy, rơ ngắt mạch và quá tải. Các thiết bị bảo vệ (cầu chảy, rơ le, áptômát...) phải được chọn phù hợp với điện áp và dòng điện của thiết bị hoặc nhóm thiết bị điện mà chúng bảo vệ.
3-12. Tất cả các phần kim loại của thiết bị điện, các thiết bị đóng cắt điện, thiết bị bảo vệ...có thể có điện áp khi bộ phận cách điện bị hỏng mà người có khả năng chạm phải đều phải được nối đất hoặc nối không các thiết bị điện”
Nếu dùng nguồn dự phòng độc lập để cấp điện cho các thiết bị điện khi lưới điện chung bị mất thì chế độ trung tính của nguồn dự phòng và biện pháp bảo vệ phải phù hợp với chế độ trung tính và các biện pháp bảo vệ khi dùng lưới điện
3-13. Khi di chuyển các vật có kích thước lớn dưới các đường dây điện phải có biện pháp an toàn thật cụ thể. Phải cắt điện đường dây nếu có khả năng vật di chuyển chạm vào đường dây hoặc điện từ đường dây phóng qua vật di chuyển xuống đất.
3-14. Chỉ có công nhân điện, người được trực tiếp phân công mới được sửa chữa, đấu hoặc ngắt các thiết bị điện ra khỏi lưới điện. chỉ được tháo mở các bộ phận bao che, tháo nối các dây dẫn vào thiết bị điện, sửa chữa, các bộ phận dẫn điện sau khi đã cắt điện. Cấm sửa chữa, tháo, nối các dây dẫn và làm các công việc có liên quan tới đường dây tải điện trên không khi đang có điện áp.
3-15. Đóng cắt điện để sửa chữa đường dây chính và các đường dây phân nhánh cấp điện cho từ 2 thiết bị điện trở lên phải thực hiện chặt chẽ chế độ phiếu công tác. Chỉ được đóng điện trở lại các đường dây này sau khi đã có sự kiểm tra kỹ lưỡng và có báo cáo (bằng văn bản) của người phụ trách các bộ phận sửa chữa máy.
Sau khi ngắt cầu dao để sửa chữa thiết bị điện riêng lẻ phải khoá cầu dao và đeo biển cấm đóng điện hoặc cử người trực, tránh trường hợp đóng điện khi có người đang sửa chữa.
3-16. Chỉ được thay dây chảy trong cầu chảy khi đã cắt điện. Trường hợp không thể cắt điện thì chỉ được làm việc đó với loại cầu chảy ống hoặc loại nắp, nhưng nhất thiết phải lắp phụ tải. Khi thay cầu chảy loại ống đang có điện, phải có kính phòng hộ, găng tay cao su, các dụng cụ cách điện và phải đứng trên tấm thảm, hoặc đi giầy cách điện.
Không được thay thế cầu chảy loại bản khi có điện. Khi dùng thang để thay các cầu chảy ở trên cao trong lúc có điện phải có người trực điện ở dưới.
3-17. Không được tháo và lắp bóng điện khi chưa cắt điện. Trường hợp không cắt được điện, thì công nhân làm việc đó phải đeo găng tay cách điện và kính phòng hộ.
3-18. Cấm sử dụng các đèn chiếu sáng cố định để làm đèn cầm tay. Những chỗ nguy hiểm về điện phải dùng đèn có điện áp không quá 36 vôn. Đèn chiếu sáng cầm tay phải có lưới kim loại bảo vệ bóng đèn, dây dẫn phải là dây bọc cao su, lấy điện qua ổ cắm. Ổ cắm và phích cắm dùng điện áp không lớn hơn 36 vôn phải có cấu tạo và mầu sơn phân biệt với ổ và phích cắm dùng điện áp cao hơn.
Các đèn chiếu sáng chỗ làm việc phải đặt ở độ cao và góc nghiêng phù hợp để không làm chói mắt do tia sáng trực tiếp từ đèn phát ra.
3-19. Cấm sử dụng các thiết bị điện ở trên công trường nếu chúng không phù hợp với môi trường xung quanh nơi đặt chúng.
3-20. Cấm sử dụng các nguồn điện trên công trường (điện thi công, điện chiếu sáng) để làm hàng rào bảo vệ công trường. Trường hợp đặc biết cần thiết phải được sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền.
3-21. Các dụng cụ điện cầm tay (dụng cụ điện, đèn di động, máy giảm thế an toàn, máy biến tần số...) phải được kiểm tra ít nhất 3 tháng một lần về hiện tượng chạm mát trên vỏ máy, về tình trạng của dây nối đất bảo vệ; và ít nhất mỗi tháng một lần về cách điện của dây dẫn, nguồn điện và chỗ hở điện. Riêng các biến áp lưu động, ngoài các điểm trên, còn phải kiểm tra sự chập mạch cách điện của cuộn điện áp cao và cuộn điện áp thấp.
3-22. Nguồn điện của các đèn chiếu sáng và dụng cụ điện cầm tay có điện áp không lớn hơn 36 vôn phải lấy trực tiếp từ máy biến áp an toàn lưu động. Cấm dùng biến áp tự ngẫu.
3-23. Chỉ được nối các động cơ điện, dụng cụ điện, đèn chiếu sáng và các thiết bị điện khác vào lưới điện bằng các phụ kiện quy định. Cấm đấu ngoắc, xoắn các đầu dây điện.
3-24. Công nhân điện làm việc ở trên công trường phải có các phương tiện bảo vệ cách điện và trang vị đầy đủ dụng cụ phòng hộ theo quy định hiện hành.
Tất cả các dụng cụ phòng hộ phải ghi rõ ngày tháng, năm kiểm nghiệm. thời gian kiểm nghiệm định kỳ phải theo quy định trong các tiêu chuẩn và quy phạm hiện hành. Dụng cụ phòng hộ bằng cao su, phải được bảo quản trong kho cẩn thận, không được để gần xăng, dầu, mỡ và các chất khác có tác dụng phá huỷ các dụng cụ đó.
Trước khi sử dụng các dụng cụ phòng hộ bằng cao su, phải xem xét kỹ và lau sạch bụi. Trường hợp bề mặt bị ẩm, phải lau và sấy khô.
Cấm dùng những trang bị phòng hộ khi chưa được thử nghiệm kiểm tra, hoặc bị thủng, rách, nứt rạn...
4. CÔNG TÁC BỐC XẾP VÀ VẬN CHUYỂN
4-1. Yêu cầu chung:
4-1.1. Khi vận chuyển hàng hoá phục vụ cho việc xây dựng ngoài các yêu cầu của phần này và tuỳ thuộc vào loại phương tiện vận chuyển còn phải thực hiện quy tắc giao thông đường bộ, giao thông đường sắt, giao thông đường thuỷ do Bộ Nội vụ và Bộ Giao thông vận tải ban hành.
Công nhân bốc xếp vận chuyển phải có đủ sức khoẻ theo quy định đối với từng loại công việc.
4-1.2. Bãi bốc xếp hàng phải bằng phẳng, phải quy định tuyến đường cho người và các loại phương tiện bốc xếp đi lại thuận tiện và bảo đảm an toàn, phải có hệ thống thoát nước tốt.
4-1.3. Trước khi bốc xếp vận chuyển loại hàng nào phải xem xét kỹ các ký hiệu, kích thước, khối lượng và quãng đường vận chuyển để xác định và trang bị phương tiện vận chuyển đảm bảo an toàn cho người và hàng.
4-1.4. Khi vận chuyển các loại hàng có kích thước và trọng lượng lớn phải sử dụng các phương tiện chuyên dùng hoặc phải lập duyệt biện pháp vận chuyển bốc dỡ bảo đảm an toàn cho người và thiết bị.
4-1.5. Việc vận chuyển chất nổ, chất phóng xạ, chất độc, thiết bị có áp lực và chất dễ cháy phải sử dụng các phương tiện vận tải được trang bị phù hợp với các yêu cầu của các quy phạm hiện hành.
4-1.6. Bốc xếp hàng vào ban đêm hoặc khi tối trời trong các khu vực không đủ ánh sáng thiên nhiên phải được chiếu sáng đầy đủ. Không được dùng đuốc đèn có ngọn lửa trần để chiếu sáng khi bốc xếp các loại vật liệu dễ cháy nổ mà phải có đèn chống cháy nổ chuyên dùng.
4-1.7. Khi dịch chuyển các loại hàng nặng hoặc các hòm chứa thiết bị nặng phải dùng đòn bẩy không được làm trực tiếp bằng tay.
Bốc xếp các loại vật liệu nặng có hình khối tròn hoặc thành cuộn (thùng phi, dây cáp, cuộn dây...) Nếu lợi dụng các mặt phẳng nghiêng để lăn, trượt từ trên xuống phải dùng dây neo giữ ở trên, không để hàng lăn xuống tự do. Công nhân điều khiển hàng chỉ được đứng phía trên và 2 bên.
4-1.8. Phải sử dụng các phương tiện chuyên dùng để vận chuyển các chất lỏng chứa trong bình, chai lọ và phải chèn giữ để tránh đổ vỡ.
Không được chở xăng etyl cùng các loại hàng khác.
4-1.9. Công nhân bốc xếp các loại nguyên vật liệu nhiều bụi, (xi măng, vôi bột, thạch cao...) phải được trang bị phòng hộ đầy đủ theo chế độ hiện hành.
4-1.10. Cấm dùng vòi hút xăng dầu bằng mồm hoặc dùng các dụng cụ múc xăng dầu trực tiếp bằng tay, mà phải dùng các dụng cụ chuyên dùng.Khi múc rót a xít phải làm từ từ, thận trọng tránh để a xít bắn vào người, cấm đổ nước vào a xít mà chỉ rót a xít vào nước khi pha chế.
4-1.11. Hàng xếp trên các toa tầu, thùng xe phải được chèn buộc chắc chắn, tránh để rơi đổ, xê dịch trong quá trình vận chuyển.
Không được chất hàng quá tải trọng hoặc quá khổ cho phép đối với các phương tiện vận tải
4-1.12. Công nhân lái các phương tiện vận chuyển như ôtô, máy kéo, tàu hoả... trong phạm vi công trường ngoài việc tuân theo luật lệ giao thông hiện hành còn phải tuân theo nội quy công trường.
4-2. Vận chuyển bằng phương tiện thô sơ
4-2.1. Trước khi bốc xếp phải:
a) Kiểm tra các phương tiện dụng cụ vận chuyển như quang treo, đòn gánh và các bộ phận của xe (càng, bánh, thùng xe, ván chắn, dây kéo..) đảm bảo không bị đứt dây, gãy càng... trong quá trình vận chuyển.
b) Kiểm tra tuyến đường vận chuyển và nơi bốc dỡ hàng đảm bảo an toàn cho công nhân trong quá trình làm việc.
4-2.2. Khi khuân vác vận chuyển các vật nặng có từ hai người trở lên phải giao cho một người chịu trách nhiệm điều khiển và ra lệnh thống nhất. Khi khiêng vác các thanh dài phải bố trí những người cùng làm việc có chiều cao xấp xỉ nhau và phải khiêng cùng một phía vai
4-2.3. Trước khi xếp hàng lên xe cải tiến, xe ba gác phải:
a) Chèn bánh và chống đỡ càng xe thật chắc chắn.
b) Xác định đúng sức chịu tải của xe và không được xếp quá trọng tải của xe.
4-2.4. Khi xếp hàng trên xe:
a) Đối với loại hàng rời: gạch, đá, cát, sỏi... phải chất thấp hơn thành thùng xe 2cm và có ván chắn hai đầu.
b) Đối với các loại hàng chứa trong các bao mềm như xi măng, vôi bột.. được xếp cao hơn thành xe nhưng không quá 2 bao và phải có dây chằng buộc chắc chắn.
c) Đối với các loại hàng cồng kềnh không được xếp cao quá 1,5m tính từ mặt đường xe đi (đối với xe người kéo hoặc đẩy) và phải có dây chằng buộc chắc chắn.
d) Đối với các loại thép tấm, thép góc, cấu kiện bê tông có chiều dài lớn hơn thùng xe phải chằng buộc bằng dây thép.
4-2.5. Công nhân đẩy các loại xe ba gác, xe cải tiến phải đi hai bên thành xe và không được tỳ tay lên hàng để đẩy. Khi đỗ xe trên dốc phải chèn bánh chắc chắn.
Khi xuống dốc lớn hơn 150 thì phải giữ để xe lăn xuống từ từ.
4-2.6. Khi dùng xe do súc vật kéo, người điều khiển phải đi bên trái súc vật, không được đi bên cạnh thùng xe hoặc ngồi trên thùng xe. Xe phải được trang bị hệ thống phanh hãm, khi vận chuyển ban đêm phải có đèn hiệu.
4-3. Vận chuyển bằng ôtô, máy kéo.
4-3.1. Khi chất hàng lên xe, tuỳ theo từng loại hàng mà có biện pháp sắp xếp để bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển.
4-3.2. Khi lấy vật liệu từ các miệng rót của bunke xilô...phải bố trí đỗ xe sao cho tâm của thùng xe đúng với tâm dòng chảy của vật liệu từ miệng rót của bunke, xilô...
4-3.3. Khi chở các loại hàng rời như gạch, ngói, cát sỏi v.v... phải xếp hoặc đổ vật liệu thấp hơn thành xe 10cm. Muốn xếp cao hơn phải nối cao thành xe, chỗ nối phải chắc chắn nhưng không được chở quá trọng tải cho phép của xe.
4-3.4. Đối với các loại hàng nhẹ, xốp, cho phép xếp cao hơn thành xe nhưng không được xếp rộng quá khổ cho phép của xe đồng thời phải chằng buộc chắc chắn. Phải tuân thủ những quy định của luật giao thông hiện hành.
4-3.5. Khi chở các loại hàng dài hoặc cồng kềnh như: vì kèo, cột, tấm sàn, tấm tường, thiết bị máy móc phải có vật kê chèn giữ và chằng buộc chắc chắn.
Nếu hàng có chiều dài lớn hơn 1,5 chiều dài thùng xe thì phải nối thêm rơ moóc phải cùng độ cao với sàn thùng xe. Chỗ nối rơ moóc với xe phải cùng độ cao với sàn thùng xe. Chỗ nối rơ moóc với xe phải được bảo đảm chắc chắn, không bị đứt tuột và quay tự do khi xe chạy. Không được dùng ôtô ben để chở hàng có kích thước dài hơn thùng xe hoặc nối thêm rơ moóc vào xe ben.
4-3.6. Cấm chở người trên các loại ôtô cần trục, xe hàng, trên thùng ôtô tự đổ, trên rơ moóc, nửa rơ moóc và xe téc kể cả xe tải có thành nhưng không được trang bị để chở người. Cấm cho người đứng ở bậc lên xuống, chỗ nối giữa rơ moóc, nửa rơ moóc với xe, trên nắp capô, trên nóc xe, hoặc đứng ngồi ở khoang trống giữa thùng xe và cabin xe. Cấm chở người trong các thùng xe có chở các loại chất độc hại dễ nổ, dễ cháy, các bình khí nén hoặc các hàng cồng kềnh, không đảm bảo an toàn.
4-3.7. Trước khi cho xe chạy người lái xe phải.
Kiểm tra hệ thống hãm phanh;
Kiểm tra hệ thống tay lái, các cần chuyển và dẫn hướng, các ốc hãm các chốt an toàn;
Kiểm tra hệ thống đèn chiếu sáng, đèn báo hiệu, còi;
Kiểm tra các bộ phận nối của rơ moóc, nửa rơ moóc với ôtô máy kéo;
Kiểm tra lại hệ thống dây chằng buộc trên xe.
4-3.8. Đối với các loại ôtô tự đổ, ngoài việc kiểm tra các bộ phận như quy định tại điều 4-3.7 còn phải kiểm tra các bộ phận:
Các chốt hãm giữ thùng ben khỏi bị lật;
Khả năng kẹp chặt thùng ben và cơ cấu nâng;
Chất lượng của các chốt hãm phía sau thùng xe.
4-3.9. Trong phạm vi công trường xe phải chạy với tốc độ không được lớn hơn 10km/h. Qua quãng đường ngoặt hoặc vòng phải chạy với tốc độ không lớn hơn 5km/h. Trên tuyến đường có nhiều xe chạy cùng chiều thì khoảng cách giữa các xe phải đảm bảo tối thiểu là 20m.
4-3.10. Công nhân có bằng lái xe loại nào chỉ được lái xe loại đó. Khi người lái xe không còn đủ sức khoẻ theo quy định của y tế hoặc đang bị mệt mỏi, say rượu, say bia... thì nhất thiết không được lái xe.
4-3.11. Người lái xe trước khi rời khỏi xe phải tắt máy, kéo phanh tay, rút chìa khoá điện và khoá cửa buồng lái. Khi dừng xe (máy vẫn nổ) thì người lái xe không được rời vị trí lái xe để đi nơi khác. Cấm để người không có nhiệm vụ vào buồng lái.
4-3.12. Không đỗ xe trên đoạn đường dốc. Trường hợp đặc biệt phải đỗ xe thì phải chèn bánh chắc chắn.
4-3.13. Việc đưa đón công nhận đi làm trên công trường bằng xe ôtô phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định giao thông đường bộ hiện hành; đồng thời phải quy định các điểm dừng xe cho công nhân lên xuống, phải chỉ định người giám sát an toàn trên các xe chở người. Cấm bám xe và nhảy xe.
4-3.14. vị trí ôtô đứng đổ vật liệu xuống các hố đào (tính từ méo biên sau của xe) đến mép mái dốc tự nhiên (ranh giới của láng thể sụt lở) không được nhỏ hơn 1m và xe đỗ trên các cầu cạn để đổ vật liệu xuống hố móng, thì phải trang bị các trụ chắn bảo hiểm cho các cầu cạn
4-3.15. Khi làm sạch thùng ôtô ben, công nhân phải đứng dưới đất dùng cuốc hoặc xẻng có cán dài để nạo, không được đập vào đáy thùng xe.
4-3.16. Khi quay đầu lùi xe thì người lái xe máy phải bấm còi báo hiệu và phải quan sát kỹ đề phòng có người hoặc xe cộ qua lại.
4-3.17. Dùng máy kéo để kéo hàng không được chạy lên dốc quá 300 hoặc xuống dốc quá 150
4-4. Vận chuyển bằng tầu hoả, xe goòng.
4-4.1. Khi xây dựng đường sắt, đường goòng cũng như trong quá trình vận chuyển bằng tàu hoả, xe goòng phải theo quy định của giao thông đường sắt hiện hành. Độ dốc của đường sắt, đường goòng dùng cho các toa xe hoặc goòng đẩy tay không được lớn hơn 2%
4-4.2. Công trường phải tổ chức kiểm tra chặt chẽ các tuyến đường, các ghi, các đoạn đường vòng. Các kết quả kiểm tra phải viết vào nhật ký tuần đường.
4-4.3. Các cầu cạn trên các tuyến đường phải có lan can bảo vệ hai bên...Khoảng cách từ thành toa xe đến lan can không nhỏ hơn 1m. Mặt cầu phải lát ván khít trên mặt ván ở các đoạn dốc phải có các thanh gỗ nẹp ngang để chống trượt cho công nhân đẩy xe qua lại.
4-4.4. Khoảng cách giữa các xe goòng đẩy tay khi chạy cùng chiều trên một tuyến đường không được nhỏ hơn 20m đối với đường bằng và không nhỏ hơn 30m đối với các đoạn đường dốc.
Xe goòng phải có phanh chân, chốt hãm tốt. Cấm hãm xe goòng bằng cách chèn bánh hoặc bằng bất kỳ hình thức nào khác. Hàng ngày trước khi cho goòng hoạt động công nhân điều khiển phải kiểm tra lại thiết bị hãm.
4-4.5. Đối với goòng đẩy tay phải luôn luôn có người điều khiển. Không được đứng trên goòng khi goòng đang chạy hoặc để goòng chạy tự do.
4-4.6. Khi kéo goòng lên dốc bằng dây cáp phải có biện pháp ngăn cản người qua lại ở khu vực chân dốc và hai bên tuyến dây cáp.
4-4.7. Tốc độ đẩy goòng không được lớn hơn 6km/h. Khi gần tới chỗ tránh hoặc bàn xoay phải giảm tốc độ cho goòng chạy chậm dần.
Khi goòng chạy phải có còi báo hiệu cho mọi người tránh ra xa đường goòng. Nếu bị sự cố (đổ goòng, trật bánh v.v...) phải báo hiệu cho các goòng phía sau dừng lại.
Khi chạy goòng ban đêm, qua các đường hầm phải có đèn chiếu sáng đầy đủ
4-4.8. Trước khi bốc xếp hàng hoá lên hoặc xuống goòng phải hãm phanh, chèn bánh. Những goòng có thùng lật phải đóng chốt hãm.
Hàng xếp trên goòng phải chằng buộc chắc chắn. Nếu là hàng rời thì phải chất thấp hơn thành goòng 5cm.
4-5. Vận chuyển bằng đường thuỷ
4-5.1. Khi vận chuyển bằng đường thuỷ phải tuân theo các quy định trong giao thông thuỷ hiện hành.
4-5.2. Trước khi bốc xếp hàng hoá lên, xuống tầu thuyền...phải neo giữ chắc chắn.
Khi tiến hành bốc xếp hàng phải do thuyền trưởng hoặc người được thuyền trưởng uỷ nhiệm hướng dẫn và giám sát.
4-5.3. Cầu lên xuống tầu, thuyền không được để dốc quá 300 và phải có nẹp ngang, chiều rộng của mặt cầu không nhỏ hơn 30cm, khi đi 1 chiều, và không nhỏ hơn 1m khi đi hai chiều. Đầu cầu phải có mấu mắc vào tầu, thuyền. Đầu kia tựa vững chắc vào bờ. Khi cầu dài quá 3m phải có giá đỡ giữa nhịp.
4-5.4. Các tầu thuyền đậu phải đăng ký với cơ quan đăng kiểm đường thuỷ. Phải có biển đăng ký và ghi rõ trọng tải cho phép của từng phương tiện. Khi chở người phải được phép của cơ quan đăng kiểm đường thuỷ. Phải kiểm tra bảo dưỡng định kỳ với từng phương tiện.
4-5.5. Công nhân bốc xếp vận chuyển trên sông nước phải có đủ tiêu chuẩn sức khoẻ theo quy định và nhất thiết phải biết bơi.
4-5.6. Tất cả các phương tiện vận tải thuỷ đều phải được trang bị đầy đủ dụng cụ cấp cứu theo quy định.
4-5.7. Khi chở các loại hàng dễ thấm nước như đất, cát, xi măng, vôi... nhất thiết phải có bạt hoặc mái che mưa
4-5.8. Trước khi bốc xếp hàng hoá phải kiểm tra và sửa chữa dụng cụ bốc xếp, các phương tiện cầu chuyển và các thiết bị phòng hộ.
4-5.9. Không được xếp hàng hoá lên tàu, thuyền cao quá boong tàu, mạn thuyền. Đối với những loại hàng nhẹ, xốp cho phép chất cao hơn chiều cao của thuyền nhưng phải chằng buộc chắc chắn, và phải đề phòng lật thuyền.
4-5.10. Khi có gió từ cấp 5 trở lên phải đưa tầu thuyền vào nơi ẩn nấp an toàn.
5. SỬ DỤNG DỤNG CỤ CẦM TAY
5-1. Cán gỗ, cán tre của các dụng cụ cầm tay phải làm bằng các loại tre, gỗ cứng, dẻo, không bị nứt nẻ, mọt mục: phải nhẵn và nêm chắc chắn.
5-2. Các dụng cụ cầm tay dùng để đập, đục phải bảo đảm các yêu cầu chung sau đây:
Đầu mũi không bị nứt, vỡ, không có cạnh sắc và phải có chiều dài thích hợp đảm bảo an toàn khi thao tác.
5-3. Các kìm rèn phải chọn sao cho thích hợp với kích thước hình dáng vật rèn và có đai kẹp chặt ở cán.
5-4. Chìa vặn (kờ lê) phải lựa chọn theo đúng kích thước của mũ ốc. Miệng chìa vặn không được nghiêng choãi ra, phải đảm bảo tim trục của chìa vặn thẳng góc với tim dọc của mũi ốc.
Cấm vặn mũ ốc bằng các chìa vặn có kích thước lớn hơn mũ ốc bằng cách đệm miệng thép vào giữa cạnh của mũ ốc và miệng của chìa vặn. Cấm nối dài chìa vặn bằng chìa vặn khác hoặc bằng các đoạn ống thép (trừ các chìa vặn lắp ghép đặc biệt)
5-5. Búa tạ dùng để đóng, chêm, đục, phải có tay cầm dài 0,7m. Công nhân đục phá kim loại hoặc bê tông bằng các dụng cụ cầm tay phải đeo kinh phòng hộ. Nơi làm việc chật hẹp và đông người phải có tấm chắn bảo vệ.
5-6. Mang, xách hoặc di chuyển các dụng cụ, các bộ phận nhọn, sắc, phải bao bọc lại.
5-7. Công nhân sử dụng các dụng cụ cầm tay chạy điện hoặc khí nén, các loại súng và các loại dụng cụ cầm tay khác phải đủ các tiêu chuẩn quy định ở điều 1-8 của quy phạm này. Đồng thời phải hiểu rõ tính năng, tác dụng, và biết thao tác thành thạo đối với từng loại dụng cụ trước khi được giao sử dụng.
5-8. Dụng cụ cầm tay chạy điện hoặc khí nén phải được kiểm tra, bảo dưỡng, bảo quản chặt chẽ và sửa chữa kịp thời, bảo đảm an toàn trong quá trình sử dụng.
Các loại súng, đạn dùng trong thi công phải được cất giữ trong tủ riêng, có khoá chắc chắn và nhất thiết phải có nội quy bảo quản, sử dụng chặt chẽ. Khi sử dụng phải được đội trượng cho phép
5-9. Chỉ được lắp các dụng cụ cầm tay chạy điện hoặc khí nén vào đầu kẹp hoặc tháo ra khỏi đầu kẹp cũng như điều chỉnh, sửa chữa khi đã cắt điện hoặc cắt hơi.
5-10. Khi sử dụng các dụng cụ cầm tay chạy điện hoặc khí nén công nhân không được đứng thao tác trên các bậc thang tựa mà phải đứng trên các giá đỡ bảo đảm an toàn. Đối với các dụng cụ nặng phải làm giá treo hoặc các phương tiện bảo đảm an toàn khác.
5-11. Khi ngừng việc, khi mất điện, mất hơi, khi di chuyển dụng cụ hoặc khi gặp sự cố bất ngờ phải ngừng cấp năng lượng ngay (đóng van, ngắt khí nén, ngắt cầu dao điện)
Cấm để các dụng cụ cầm tay còn đang được cấp điện hoặc khí nén mà không có người trông coi.
5-12. Cấm kéo căng hoặc gấp các ống dẫn khí nén, dây cáp điện của dụng cụ khi đang vận hành. Không được đặt dây cáp điện hoặc dây dẫn điện hàn cũng như các ống dẫn hơi đè lên nhau.
5-13. Sử dụng các dụng cụ cầm tay chạy điện di động ngoài trời, phải được bảo vệ bằng nối không. Công nhân phải đi ủng và đeo găng tay cách điện.
5-14. Sử dụng các dụng cụ điện cầm tay ở các nơi dễ bị nguy hiểm về điện phải dùng điện áp không lớn hơn 36 vôn. Ở những nơi ít nguy hiểm về điện có thể dùng điện áp 110 vôn hoặc 220 vôn nhưng công nhân phải đi ủng hoặc giầy và găng tay cách điện.
5-15. Không được nối các ống dẫn khi nén trực tiếp vào các đường ống chính mà chỉ được nối qua các van ở hộp phân phối khí nén, hoặc các nhánh phụ.
5-16. Trước khi nối các ống dẫn khí nén, phải kiểm tra thông ống dẫn. Chỉ được lắp hoặc tháo ống dẫn phụ ra khỏi ống dẫn chính khi đã ngừng cấp khí nén.
Chỉ sau khi đã đặt các dụng cụ vào vị trí ổn định mới được cấp khí nén.
5-17. Các mối nối ống dẫn khí nén đều phải siết chặt bằng đai sắt (cuariê). Không được buộc bằng dây thép.
5-18. Khi sử dụng máy khoan cầm tay phải:
Cho máy khoan chạy thử (không cần lắp cần khoan) để kiểm tra toàn tuyến ống, bảo đảm tuyến dẫn hơi không bị xì hở, tra đủ dầu mỡ theo quy định.
Cấm dùng tay để điều chỉnh mũi khoan khi máy khoan đang chạy.
Lập tức khoá hơi lại khi khoan vị tắc hoặc có hiện tượng không đảm bảo an toàn, sau đó mới được tháo cần khoan và tiến hành kiểm tra sửa chữa:
Cấm xì hơi đùa nghịch hoặc làm sạch bụi quần áo.
5-19. Khi búa tán đinh đã lắp đủ các bộ phận và nạp khí nén, phải giữ khớp búa bảo đảm chắc chắn và không được để đầu búa quay về phía có người.
5-20. Khi tán đinh phải bảo đảm khoảng cách giữa người ném và người bắt đinh không quá 20m. Trong phạm vi không gian nguy hiểm của khu vực ném và bắt đinh không để người qua lại và làm việc (ít nhất là 3m và phải có biện pháp đề phòng đinh rơi xuống dưới).
5-21. Sử dụng các loại súng trong thi công phải có biện pháp ngăn ngừa khả năng xuyên thủng các kết cấu làm bắn mảnh bê tông, gạch đá và các loại vật liệu khác vào những người xung quanh
Khi sử dụng các súng này phải theo các yêu cầu trong bản hướng dẫn của từng loại súng.

6- SỬ DỤNG XE MÁY XÂY DỰNG

6-1. Tất cả các xe máy xây dựng đều phải có đủ hồ sơ kỹ thuật trong đó phải có các thông số kỹ thuật cơ bản, hướng dẫn về lắp đặt, vận chuyển, bảo quản, sử dụng và sửa chữa, có sổ giao ca, sổ theo dõi tình trạng kỹ thuật.
6-2. Xe máy xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn trong suốt quá trình sử dụng.
6-3. Xe máy xây dựng phải được bảo dưỡng kỹ thuật, và sửa chữa định kỳ theo đúng quy định trong hồ sơ kỹ thuật. Khi cải tạo máy hoặc sưar chữa thay thế các bộ phận quan trọng của máy phải có tính toán thiết kế và được duyệt theo thủ tục thiết kế hiện hành.
6-4. Các thiết bị nâng được sử dụng trong xây dựng phải được xử lý và sử dụng theo TCVN 4244-86 và các quy định trong phần này.
6-5. Các xe máy xây dựng là thiết bị chịu áp lực hoặc có thiết bị chịu áp lực phải thực hiện ác quy định trong QPVN 2-1975 “Quy phạm kỹ thuật an toàn và bình chịu áp lực” và các quy định trong phần này.
6-6. Các xe máy xây dựng có dẫn điện động phải được:
Bọc cách điện hoặc bao che kín các phần mang điện để trần:
Nối đất bảo vệ phần kim loại không mang điện của xe máy.
6-7. Những bộ phận chuyển động của xe máy có thể gây nguy hiểm cho người lao động phải được che chắn hoặc trang bị bằng các phương tiện bảo vệ.
Trong những trường hợp bộ phận chuyển động không thể che chắn hoặc trang bị bằng phương tiện bảo vệ khác được do chức năng công cụ của nó thì phải trang bị thiết bị tín hiệu.
6-8. Kết cấu của xe máy phải đảm bảo sao cho khi xe máy ở chế độ làm việc không bình thường phải có tín hiệu báo hiệu, còn trong các trường hợp cần thiết phải có thiết bị ngừng, tự động tắt xe máy hoặc loại trừ yếu tố nguy hiểm.
6-9. Các xe máy di động phải được trang bị thiết bị tín hiệu âm thanh hoặc ánh sáng. Trong phạm vi hoạt động của máy phải có biển báo.
6-10. Kết cấu và vị trí của các cơ cấu điều khiển phải loại trừ khả năng tự động hoặc gẫu nhiên đóng mở xe máy.
6-11. Cấm sử

Tin tức & Sự kiện khác