I. Yêu cầu kỹ thuật của công tác thép

1. Chịu lực: Cốp pha phải được tính toán thiết kế đảm bảo điều kiện chịu lực và ổn định khi thi công bê tông theo quy định của TCVN 4453-1995;
- Kiểm tra thi công cóp pha theo biện pháp cóp pha đã được duyệt; 
- Đối với hệ giáo chống cóp pha dầm sàn cần kiểm tra cẩn thận so với thiết kế biện pháp thi công (số lượng và vị trí giàn giáo, phương của pal chính, pal phụ, chống tăng cường…)
- Đặc biệt chú ý đến độ ổn định và chắn chắc của chân đế và U đế giàn giáo. Chân đế phải được tiếp xúc chắc chắn với sàn bên dưới, U đế phải được kích chặt và hệ chống đỡ sàn bên trên.
- Kiểm tra hệ giằng giàn giáo có đủ theo thiết kế không, những thanh chống đơn chính phải được giằng theo 2 phương.
- Đối với giàn giáo truyền lực chống lên nền đất cần chú ý đến độ chặc của nền đất, giàn giáo, chân chống không được đặt trực tiếp lên đất mà phải kê phân tải (đan bê tông, xà gồ vụn…).

2. Hình dạng: Đúng hình dạng, kích thước của cấu kiện (móng, cột, dầm và sàn) so với kế; 
- Đọc kỹ bản vẽ chi tiết thép của cấu kiện trên mặt bằng, mặt cắt, bản vẽ kiến trúc…
- Thiết kế chi tiết cóp pha cho từng cấu kiện;   

3. Tim trục, cao độ: Cóp pha sau khi lắp dựng hoàn chỉnh phải đúng tim trục, đúng cao độ và bằng phẳng;
•Móng, đà giằng 
Định vị tim trục móng và bật tim trục lên bê tông lót, sau đó bật đường kích thước bê tông móng lên bê tông lót.
Ghép cóp pha móng theo đường mực đã bật dưới bê tông lót.
• Cột, vách
- Bật các tim trục gửi lên trên sàn (thường gửi lệch đi 1m so với trục chuẩn), từ tim trục đã gửi trên sàn tiến hành bật tiết diện chân cột, vách. Công việc này thực hiện trước khi lắp dựng cốt thép cột vách.
Kiểm tra độ thẳng đứng của tổ hợp cóp pha theo 2 phương bằng quả dọi, ngay sau khi đổ bê tông kiểm tra lại độ thẳng đứng để chỉnh sửa.   
• Dầm, sàn, cầu thang 
Sau khi tháo cóp pha cột thì bật tim trục lên cột, gửi cao độ 1m lên cột.
Lắp đặt giàn giáo và đi cóp pha đáy dầm theo cao độ và tim trục đã có trên cột
-  Khi cóp pha sàn đã hoàn thiện thì kiểm tra cao độ cóp pha sàn bằng máy thủy bình (gửi cao độ 1m của sàn chuẩn bị đổ bê tông lên thép chờ cột).

4. Kín khít: Cóp pha sau khi hoàn chỉnh phải đảm bảo tính kín khít để khi đổ và đầm bê tông không bị mất nước;
- Nghiệm thu kỹ tại đầu dầm, đầu cột, các vị trí này thường có khe hở và rất khó chỉnh sửa do đó cần giám sát kỹ trong quá trình thi công.
- Phải chọn lọc, vệ sinh và sửa chửa các tấm ghép cóp pha sau mỗi lần sử dụng. Loại bỏ những tấm cóp pha không đảm bảo về bề mặt, góc cạnh bị móp méo không sử dụng được. 
- Giám sát trong quá trình gia công để yêu cầu chỉnh sửa độ chính xác của các tấm ghép nối, hạn chế tối đa các khe hở.
- Đối với những vị trí có khe hở nhỏ dưới 5mm thì có thẻ chèn bằng bao xi măng thấm nước, việc chèn khe phải gọn gàng không để giấy chèn ăn vào tiết diện bê tông. 

5. Trong quá trình đổ bê tông:
- Bố trí đội cóp pha trực để chỉnh sửa các vị trí xung yếu hoặc kiểm tra lại phương đứng đối với cột, vách ngay sau khi đổ bê tông.

6. Tham khảo: Kỹ thuật cần tham khảo thêm các tài liệu khác.
- TCVN 4453:1995 Kết cấu bêtông và bêtông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu.


II. Biện pháp thi công. 

A. Công tác chuẩn bị

1. Tính toán và thiết kế biện pháp cóp pha:
- Tùy theo đặc điểm của từng cấu kiện mà đưa ra biện pháp thiết kế cóp pha cho phù hợp. Thiết kế chi tiết, lập bản tính cho cấu kiện và trình giám sát phê duyệt. Những kết cấu đặt biệt trong công trình thì phải có tính toán và thiết kế riêng, thậm chí là phải có kiểm tra độc lập của đơn vị tư vấn thứ 3.

2. Thiết bị thi công:
- Lên kế hoạch và dự trù vật tư để cung cấp cho công trường, số lượng thiết bị thi công phải được tính toán trên cơ sở biện pháp thi công cóp pha.;
- Phối hợp với bộ phận vật tư để nắm bắt tiến độ cung cấp vật tư cho công trình;
- Lập tiến độ thi công cho cấu kiện, bộ phận hoặc từng tầng theo tiến độ tổng công trình.

3. Mặt bằng để thiết bị: Phải chuẩn bị mặt bằng để tiếp nhận vật tư nhập về công trình. Bãi vật tư sắp xếp thuận lợi cho công tác vận chuyển.
- Mặt bằng phải không ráo bằng phẳng; 
- Bãi thiết bị nằm trong tầm hoạt động của cẩu (nếu có cẩu).

4. Điện thi công: Bố trí nguồn điện thi công cho công tác cóp pha đầy đủ, an toàn.
- Tại mỗi tầng phải bố trí tủ điện để đấu nối các loại máy hàn, máy cắt, máy khoan, máy cưa… Trong tủ điện có CB tổng và các CB chia pha để đấu nối vào thiết bị, tùy thuộc vào số lượng thiết bị mà thiết kế tủ điện cho phù hợp để không gây cháy nổ;
- Tại vị trí tủ điện phải có bảng nội quy an toàn sử dụng điện, các quy định về đấu nối;
- Dây điện phải được treo lên cao không để dính vào bãi sắt;

5. Chỉ dẫn kỹ thuật.
- Bàn giao bản vẽ thiết kế biện pháp thi công cho các tổ đội;
- Hướng dẫn công nhân gia công và lắp đặt cóp pha;
- Chỉ dẫn lắp đặt hiện trường.

6. Kiểm tra, nghiệm thu, xử phạt:
- Chuẩn bị các thiết bị kiểm tra, nghiệm thu liên quan đến công tác cóp pha;
- Chuẩn bị các biểu mẫu đánh dấu ghi nhận nghiệm thu;
- Các biểu mẫu biên bản hiện trường.

B. An toàn lao động
1. Thiết lập các quy định về sử dụng thiết bị hàn, cắt, khoan, cưa…;
2. Phải chuẩn bị các biển hiệu, biển chỉ dẫn về ATLĐ;
3. Khi lắp đặt cóp pha cột, tường và những kết cao thẳng đứng cao trên 3m thì cứ 1.7m cao phải làm một sàn công tác rộng trên 1m có lan can cao 0.8m. 
4. Không được xếp dự trữ quá nhiều vật tư trên sàn công tác;
5. Dây điện thi công không được để chạm vào cốt thép trong quá trình thi công.   
C. Trình tự thực hiện
1. Tính toán và thiết kế biện pháp cóp pha trình giám sát phê duyệt; 
2. Gia công cóp pha theo thiết kế biện pháp;
3. Bật tim trục cao độ;
4. Lắp dựng cóp pha. Đối với cóp pha dầm sàn thì cóp pha dầm thực hiện trước; 
5. Giằng chống căn chỉnh và nghiệm thu nội bộ;
6. Tổ chức nghiệm thu nội bộ, khi nghiệm thu nội bộ những vị trí không đạt phải lên danh mục công việc trên văn bản để giao cho tổ đội chỉnh sửa. Sau đó nghiệm thu lại cho đến khi đạt.
7. Nghiệm thu với giám sát và lập biên bản nghiệm thu công viêc theo biểu mẫu.

D. Nguyên tắc thực hiện (sau khi đã thực hiện xong công tác tim trục)
1. Trong quá trình gia công lắp dựng cóp pha hiện trường thì kỹ thuật phụ trách phải kiểm tra công việc để đánh giá và điều chỉnh kịp thời, tránh trường hợp làm xong mới phát hiện sai phải tháo ra làm lại;
2. Nghiệm thu nội bộ và lên danh mục các công việc cần chỉnh sửa để yêu cầu các đội thực hiện sửa chữa, sau đó kiểm tra đến khi đạt yêu cầu mới mời giám sát nghiệm thu; 
3. Lên kế hoạch nghiệm thu, thông báo với giám sát trước 24h, và mời nghiệm thus au khi đã nghiệm thu nội bộ đạt yêu cầu;
4. Trong quá trình thi công bê tông phải bố trí công nhân cóp pha trực để xử lý kịp thời các vấn đề liên quan đến cóp pha.

III. Tổ chức làm việc:

A. Đối với các đội xây Kỹ thuật phụ trách khu vực phải thực hiện các công việc sau
1. Bàn giao bản vẽ thiết kế biện pháp thi công và các chỉ dẫn kỹ thuật có xác nhận của tổ đội; 
2. Giám sát quá trình gia công, nhắc nhỡ các tổ đội thi công đúng biện pháp đã duyệt; 
3. Xử phạt nghiêm (lập biên bản) các tổ đội không tuân thủ các hướng dẫn kỹ thuật gây hư hao và chậm tiến độ công việc; 
4. Giải quyết các vấn đề về kỹ thuật tại khu vực phụ trách, nếu không giải quyết được phải báo cáo ngay với Chỉ huy Trưởng công trình;
5. Nghiệm thu kỹ thuật nội bộ;
6. Xác nhận khối lượng, đề nghị thanh toán và đề nghị xử phạt (nếu có) đối với tổ cóp pha lên Chỉ huy trưởng công trình;
7. Sao tất cả tất cả các biên bản bàn giao biện pháp, mặt bằng, biên bản nghiệm thu, xử phạt để lưu cá nhân và gửi toàn bộ bản chính cho bộ phận thực hiện văn phòng.
B. Đối với Tư vấn giám sát, Ban QLDA kỹ thuật phụ trách khu vực phải thực hiện các công việc sau:
1. Lập kế hoạch nghiệm thu cấu kiện, bộ phận và thông báo cho giám sát trước 24h
2. Lập phiếu đề nghị giám sát nghiệm thu công việc trước khi chuyển giai đoạn thi công;
3. Phối hợp với giám sát nghiệm thu công việc và xác lập biên bản nghiệm thu;
4. Sao 1 biên bản nghiệm thu vừa xác lập để lưu hồ sơ cá nhân và gửi bản chính cho bộ phận quản lý hồ sơ.

 

Tin tức & Sự kiện khác